03/10/2024
Mâm cúng chay gồm các món được chuẩn bị hoàn toàn từ thực phẩm chay và các loại trái cây, hoa cúng,... để dâng lên các vị thần linh, tổ tiên, vong linh. Mâm cúng chay thường xuất hiện trong các nghi lễ tôn giáo và tâm linh của Phật giáo, cũng như trong các dịp đặc biệt mà gia chủ muốn thể hiện lòng thành kính, sự thanh tịnh.
Các món chay trong mâm cúng chay thường là các món đơn giản, phù hợp theo khẩu vị của nhiều người như xôi (xôi đỗ, xôi hạt sen,...), bánh bao chay, giò chay, món rau củ quả xào hoặc luộc,... Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ các món chay, doanh nghiệp cần chuẩn bị thâm các loại trái cây, hoa cúng, hương, đèn dầu hoặc nến,... như mâm cúng mặn bình thường.
Ngày nay, mâm cúng chay thường xuất hiện trong các dịp lễ, sự kiện quan trọng để thể hiện lòng thành kính, sự tôn trọng và biết ơn của doanh nghiệp, gia chủ đối với các vị thần linh, tổ tiên. Một số dịp lễ, sự kiện được nhiều doanh nghiệp, gia chủ lựa chọn mâm cúng chay như:
Các ngày lễ Phật giáo
Lễ Phật đản: Gia chủ chuẩn bị lễ vật chay để tưởng nhớ ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Lễ Vu Lan: Nghi lễ báo hiếu, cầu nguyện cho cha mẹ, tổ tiên và các linh hồn.
Lễ vía Phật và Bồ tát: Nghi lễ được thực hiện với mục đích kỷ niệm ngày thành đạo của các vị Phật và Bồ tát như lễ vía Quan Thế Âm Bồ tát, lễ vía Địa tạng Vương Bồ tát.
Các ngày rằm và mùng một hàng tháng
Rằm tháng giêng (Tết Nguyên Tiêu): Vào ngày 15 tháng 1 âm lịch hàng năm, gia chủ thực hiện nghi lễ cúng dường, cầu bình an cho gia đình và mọi người.
Rằm tháng Bảy: Vào rằm tháng 7 âm lịch, gia chủ chuẩn bị mâm cúng chay để cúng cô hồn, cầu siêu độ cho các linh hồn lang thang.
Rằm tháng tám (Tết Trung Thu): Mâm cúng chay thường hay xuất hiện trong dịp lễ rằm tháng 8, cầu nguyện cho mùa màng bội thu và trẻ em khỏe mạnh.
Mùng 1 và rằm hàng tháng: Gia chủ dâng mâm cúng chay lên bàn thờ tổ tiên để cầu an và bình an cho gia đình.
Các dịp cúng giỗ tổ tiên
Cúng giỗ tổ tiên: Ngày nay, trong ngày giỗ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ,... con cháu cũng thường chuẩn bị mâm cúng chay để ghi nhớ công ơn sinh thành và cầu nguyện cho vong linh các bậc tổ tiên đã khuất được an nghỉ.
Các nghi lễ cúng bái thần linh trong ngành xây dựng
Lễ động thổ: Doanh nghiệp, gia chủ chuẩn bị mâm cúng động thổ chay dâng lên các vị thần linh để cầu mong quá trình thi công công trình xây dựng (tòa nhà văn phòng, chung cư, xưởng sản xuất, nhà may,...), nhà ở diễn ra thuận lợi và bình an.
Lễ nhập trạch: Trước khi dọn vào Lễ dọn vào nhà mới, gia chủ làm lễ nhập trạch để cầu nguyện cho gia đình an lành và hạnh phúc.
Lễ khai trương: Chủ doanh nghiệp, nhà hàng, cửa hàng,... chuẩn bị mâm lễ chay để cầu mong sự phát đạt, thành công cho công việc kinh doanh mới.
Một số sự kiện tâm linh khác
Lễ Cầu An: Gia chủ thực hiện nghi lễ này để cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình và bản thân.
Lễ Cầu Siêu: Nghi lễ này được diễn ra với mục đích cầu siêu độ cho các linh hồn đã khuất, mong họ được siêu thoát và an lạc.